fbpx
Back

7 THÓI QUEN ĐƠN GIẢN GIÚP BẠN PHÁ VỠ CÁC GIỚI HẠN HỌC TẬP

Nếu học tập suốt đời, thì làm sao để bạn tối ưu hoá thời gian học tập?
Liệu việc học nhồi có phải là phương pháp học tập tốt nhất không?
Làm thế nào để ghi chú tốt hơn?

7 thói quen sau sẽ giúp chúng ta phá vỡ các giới hạn học tập hiện tại của mình.

Tài liệu tham khảo: Sách “Phương pháp học tập không giới hạn” của Jim Kwik (Lê Thanh Hoàng Bảo & Nguyễn Phúc Quang Ngọc dịch)

Thói quen 1: Chủ động truy xuất kiến thức

Chủ động truy xuất kiến thức
Chủ động truy xuất kiến thức

Chủ động truy xuất kiến thức là quá trình bạn ôn lại kiến thức và ngay sau đó thực hiện kiểm tra kiểm tra xem mình đã nhớ được bao nhiêu. Kỹ thuật này cho phép bạn rút ra được sự khác biệt giữa việc tiếp nhận thông tin (hiểu được những con chữ trên giấy) và nhớ lại thông tin (khiến cho nó chủ động trong trí nhớ của mình).

Để chủ động truy xuất kiến thức, hãy thực hiện:

  • Ôn lại kiến thức mà bạn đang học.
  • Sau đó đóng sách lại, tắt video bài học hoặc bài giảng, và sau đó viết lại hoặc trích lại tất cả những điều bạn nhớ được trong số những điều mình vừa mới học.
  • Giờ đây, xem lại sách hoặc video. Bạn nhớ được bao nhiêu?

Thói quen 2: Thực hiện lặp lại ngắt quãng

Thực hiện lặp lại ngắt quãng
Thực hiện lặp lại ngắt quãng

Hãy ôn lại kiến thức, kiểm tra xem mình nhớ được bao nhiêu và sau đó tạm nghỉ trước khi quay lại ôn kiến thức này một lần nữa.

Phương pháp lặp lại ngắt quãng có vẻ sẽ hiệu quả nhất khi bạn thực hiện ôn tập trong những khoảng thời gian cách đều nhau. Đó chính là lý do tại sao bạn cần phải dành ra đủ thời gian để học. Có thể bạn sẽ ôn lại một lần vào buổi sáng và một lần nữa ngay trước khi ăn tối, lặp lại liên tục bốn ngày như vậy, sau đó bạn sẽ học tiếp những nội dung khác cũng theo phương pháp ngắt quãng thời gian đều nhau như vậy.

Thói quen 3: Kiểm soát trạng thái tinh thần

Kiểm soát trạng thái tinh thần
Kiểm soát trạng thái tinh thần

Trạng thái tinh thần của bạn trong một thời điểm nhất định sẽ ảnh hưởng cực kỳ lớn đến khả năng thành công của việc ấy. Tâm trạng càng tích cực và có nhiều năng lượng thì kết quả của bạn sẽ càng tốt. Trong việc học cũng vậy.

Tư thế đứng hay ngồi cũng ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần của bạn. Hãy ngồi như thể bạn đang chuẩn bị học một thông tin quan trọng có khả năng giúp bạn thay đổi cuộc sống. Bạn đã thay đổi tư thế rồi chứ? Nếu vậy thì hãy để ý xem bạn có cảm thấy tập trung hơn sau khi đổi thế ngồi không?

Thói quen 4: Sử dụng khướu giác

Sử dụng khướu giác
Sử dụng khướu giác

Những mùi hương khi được tiếp nhận sẽ được xử lý bởi hành khướu giác. Hành khướu giác có các liên kết trực tiếp với hai bộ phận trong não có nhiệm vụ quản lý cảm xúc và ký ức là hạch hạnh nhân và hồi hải mã. Điều thú vị là thông tin về thị giác (hình ảnh), thính giác (âm thanh) và xúc giác (cảm giác chạm) không hề đi qua các khu vực não này. Đó là lý do tại sao khướu giác có tác dụng mạnh mẽ hơn hẳn các giác quan khác trong việc gợi nhắc lại những cảm xúc và ký ức.

Nếu bạn đang chuẩn bị cho một kỳ thi quan trọng thì hãy thoa vào cổ tay một chút tinh dầu khi đang học, và khi đi vào phòng thi, hãy thực hiện điều tương tự. Nếu bạn dùng phương pháp này để chuẩn bị cho một cuộc họp quan trọng thì kết quả cũng sẽ tương tự. Tất nhiên là bạn không nên làm phiền những người khác, vậy nên đừng khiến cho mùi hương đậm đặc quá, chỉ cần vừa đủ để thúc đẩy quá trình gợi nhớ của bạn.

Thói quen 5: Âm nhạc cho tâm trí

Âm nhạc cho tâm trí
Âm nhạc cho tâm trí

Nhạc baroque là loại hình âm nhạc mang lại nhiều giá trị đáng chú ý. “Âm nhạc giúp ổn định nhịp điệu của tinh thần, thể chất và cảm xúc, để từ đó con người đạt được trạng thái tập trung và chú tâm sâu – đây là trạng thái mà họ có thể xử lý và học được một lượng lớn thông tin.”, chuyên gia âm nhạc và học tập Chris Boyd Brewer đã nói như vậy.

Bạn nên bật các bản nhạc baroque mỗi khi học.

Thói quen 6: Dùng toàn bộ não bộ để lắng nghe

Dùng toàn bộ não bộ để lắng nghe
Dùng toàn bộ não bộ để lắng nghe

Một trong những lý do chúng ta không nghe tốt đó là vì thông thường chúng ta không sử dụng toàn bộ sức mạnh của bộ não để lắng nghe.

Để giải quyết vấn đề này, tôi (Jim Kwik, tác giả sách “Phương pháp học tập không giới hạn”) đã phát triển một bộ công cụ có thể giúp bạn dùng toàn bộ bộ não để lắng nghe. Hãy nhớ từ viết tắt HEAR (tạm dịch: LẮNG NGHE)

  • H nghĩa là Halt (Dừng lại): Hãy nhớ rằng việc lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe những từ họ nói ra, bạn còn phải để tâm đến ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm khuôn mặt và nhiều điều khác nữa, vì chúng đều góp phần tạo ra ngữ cảnh và cung cấp thêm thông tin. Bạn chỉ có thể tiếp thu được tất cả những điều này nếu dừng được tất cả những việc khác lại.
  • E là Empathy (Đồng cảm): Hãy cố gắng hiểu được hoàn cảnh của người nói và động lực của họ, từ đó bạn sẽ hiểu được những thông tin mới, góp phần bổ sung cho những điều họ nói ra, và điều này sẽ giúp bạn cảm nhận được mọi thứ từ góc nhìn của họ.
  • A là Anticipate (Mong chờ): Hãy lắng nghe với tâm thế mong chờ. Sự nhiệt tình đối với những điều mình đang lắng nghe cũng sẽ giúp gia tăng đáng kể sự tập trung của bạn vào các nội dung ấy.
  • R là Review (Ôn lại): Hãy hỏi những câu hỏi giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn, hoặc đề nghị họ nói lại một điểm nào đó. Nếu bạn có thể ghi chú lại thì cũng hãy ghi chú. Và sau đó, bạn cần chiêm nghiệm lại những gì diễn giả này đã nói, lặp lại những nội dung đó trong đầu bằng ngôn từ của chính mình và tưởng tượng ra bạn đang dạy lại cho một người khác. Như vậy, kiến thức trong đầu bạn sẽ trở nên vững chắc hơn.

Thói quen 7: Chú ý việc ghi chú

Chú ý việc ghi chú

Lợi ích cao nhất của việc ghi chú đó là nó giúp bạn cá nhân hoá những thông tin mình muốn ghi nhớ – bằng chính ngôn từ và phương pháp tư duy của bản thân. Khi được sử dụng đúng cách, các ghi chú này sẽ giúp bạn tổ chức và xử lý thông tin sao cho thông tin ấy có thể dễ dàng được sử dụng sau này.

Bạn nên viết tay những ghi chú của mình. Lý do quan trọng nhất khi viết tay, bạn sẽ phải ngay lập tức bắt đầu xử lý kiến thức, và điều này đã được chứng minh là sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Nếu bạn muốn đảm bảo những ghi chú của mình luôn đem lại hiệu quả cao nhất thì hãy nhớ từ viết tắt TIP:

  • T là Think (Suy nghĩ): Trươc skhi bắt đầu học về một tài liệu nào đó mà bạn cần ghi chú, hãy nghĩ về những nội dung mà bạn muốn nhớ được sau khi học nhất.
  • I là Identify (Xác định): Hãy xác định nội dung quan trọng nhất và ghi chú lại.
  • P là Prioritize (Ưu tiên): Khi ôn lại các ghi chú của mình sau khi học, hãy ưu tiên các thông tin có giá trị cao nhất đối với bạn, và bạn cũng có thể ghi thêm một số thông tin cần thiết khác để làm rõ thông tin quan trọng này hơn, hoặc bạn có thể tổng hợp tất cả thành một dàn ý để thấy rõ các ý chính.

Nếu đã hiểu được rằng việc học hỏi suốt đời là điều kiện cần để đạt trạng thái không giới hạnm thì cách tiếp cận của bạn đối với việc học tập là rất quan trọng.

Hãy khám phá và nâng cao năng lực học tập của chính mình!

Tài liệu tham khảo: Sách “Phương pháp học tập không giới hạn” của Jim Kwik (Lê Thanh Hoàng Bảo & Nguyễn Phúc Quang Ngọc dịch)